Tác dụng của cây HOA SÓI trong thành phần TRÀ SÂM DỨA
Ai có dịp thưởng thức một ấm trà sâm dứa chắc chắn sẽ rất ấn
tượng hương vị của món trà độc đáo này.
Tùy theo hoàn cảnh sử dụng mà có thể pha trà sâm dứa trong những ấm trà
lớn để uống mang tính giải khát hoặc pha trong những ấm trà nhỏ mang tính thưởng
thức. Tuy nhiên, dù pha theo phong cách nào thì mỗi khi pha hoặc uống đều có thể
thấy vị chát êm đầu lưỡi và ngọt về hậu vị đặc trưng của trà sâm dứa. Trà pha
xong rót ra những chén nhỏ mời bạn bè cùng thưởng thức nước trà xanh trong vắt
mang theo hương vị thơm mát và sáng khoái của trà.
Những thành phần độc đáo của trà sâm dứa như: lá trà xanh,
hoa nhài, hoa ngâu, hoa sói, lá trà tiên, lá dứa. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ
khám phá sự độc đáo của một trong những thành phần này là hoa sói. Đây là hương
nền phụ trong trà sâm dứa nhưng không thể phủ nhận công dụng của loài thảo mộc
này góp nên hương vị nhớ mãi không quên của trà sâm dứa. Hoa sói là loại hoa đầu
tiên được người dân Bảo Lộc sử dụng để ướp trà hương. Chính những cách thức ướp
các loài hoa như thế này mà đất trà Bảo Lộc – Lâm Đồng được mệnh danh là xứ trà
hương. Có rất nhiều loài hoa nhưng người dân Bảo Lộc lại chọn hoa sói để ướp
vào trà cũng có nguyên nhân của nó.
Cây hoa sói có nguồn gốc từ cây sói rừng. Loài cây này mọc tự
nhiên những vùng đất, bìa rừng, hoặc ven đồi ẩm ướt, cây mọc hoang nhiều nơi tỉnh
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tây cũ cho đến Kon Tum – Lâm Đồng. Và được
người dân đưa về trồng vì nhiều tác dụng, người dân sử dụng để làm thuốc trong
Đông Y và ướp làm trà. Hoa sói có màu trắng, nhỏ và hạt trông như hạt ngọc nên
còn có tên gọi khác là Châu Lan. Hương hoa không quá đậm nhưng không thơm lâu.
Hoa nở quanh năm nhưng nhiều nhất tầm tháng 3 – 4. Vào mùa xuân, hoa sói sẽ nở
rộ và cho hương thơm nhất, phù hợp với việc ướp trà nên người dân sẽ thu hái về
và bắt đầu công đoạn ướp trà.
Hoa sói mọc thành cụm ở đầu cành, không có cành, từ một chồi
hoa, hoa có thể phân thành 4 đến 5 nhánh
nhỏ. Hoa sói có nhiều tác dụng, nếu pha loãng uống thay nước có tác dụng đề
phòng mụn nhọt, giải cảm, kháng viêm, chữa vết hương, loét và bỏng. Khi ánh nắng
lên một lúc, sương sớm tan hết, nếu không kịp thời ủ trà thì bông sói sẽ tỏa hết
hương, chính vì vậy hoa sói phải được thu hoạch vào lúc sáng sớm, thời điểm hoa
thơm nhất và tiến hành ướp hương ngay.
Trà ướp hương cũng phải là trà hảo hạng, trà 1 lá 2 tôm, lá
dày to để hấp thụ hương hoa tốt. Hoa sói thường ướp với trà trong vòng 3 ngày để
trà có thể hấp thụ hương hoa đậm đà nhất và cho ra vị trà chuẩn nhất. Hoa sói
là loài hoa nhỏ bé những lượng tinh dầu lớn nên cho ra hương hoa đậm. Sau thời
gian ướp vào trà có thể phai nhạt dần.
Trong trà sâm dứa, hương hoa sói có phần thêm đậm đà hơn các
loại hoa khác vì có sự kết hợp với nhiều loại thảo mộc khác nhau. Hương hoa sói
kết hợp với hương trà, hương hoa nhài, hương ngâu, lá dứa tạo thành một mùi
hương đặc trưng nên các hương hoa kết hợp với nhau tạo nên bản hòa âm hương
thơm ngọt ngào của trà sâm dứa.
No comments:
Post a Comment