Nếu như trà đạo của Nhật Bản hoặc Trung Quốc đặt nặng vấn đề
kĩ thuật pha trà và phát triển chúng thành một môn nghệ thuật gọi là nghệ thuật
pha trà thì ở Việt Nam, cách pha trà và thưởng trà có phần đơn giản và dân giã
hơn. Nhiều loại trà ở Việt Nam vì vậy không chỉ là trà mà gần như là một loại
thức uống giải nhiệt một vị thuốc trong đời sống hàng ngày. Phần lớn người uống
trà thưởng thức trà theo một cách phổ biến và dân giã hơn nhiều. Đó là chỉ cần
trà, ấm sứ hoặc ấm inox, nước sôi và chế trà, ủ trà và cho ra cốc và thưởng
trà, rất nhanh và đơn giản. Tuy nhiên để có được một ấm trà ngon, vậy pha trà
như thế nào cho đúng cách của người hiểu về trà thì trà khách nên chú ý những
điểm sau đây:
-Tùy theo loại trà khác nhau mà cách pha khác nhau nên đọc
kĩ phần hướng dẫn sử dụng trên mỗi gói trà
-Nước pha trà nên lấy nước khoáng hoặc nước lọc qua những
máy lọc giữ nguyên khoáng chất không nên lấy trực tiếp từ vòi vì sẽ bị nhiễm
clo.
-Nên chọn những ấm pha trà chuyên dụng như ấm sứ, ấm sành ấm
đất nung.
-Nhiệt độ nước pha trà thích hợp tầm 80 đến 90 độ là vừa
không để quá nóng trà sẽ bị lịt và nước trà đỏ mà không xanh do những chất
trong lá trà bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước quá cao.
Khâu đầu tiên trong quá trình pha trà, bạn nên làm sạch ấm
trà bằng cách lấy nước sôi tráng qua cả phần lòng bên trong và cả nắp và bên
ngoài. Dùng nước sôi dội qua ấm trà và cả tách trà. Để làm nóng chén và cốc trà
thường tầm cần ½ ấm nước sôi. Sau đó dốc ấm trà lên và để ráo tầm vài phút. Động
tác này không chỉ làm sạch ấm trà mà còn có tác dụng giữ nhiệt độ ấm vừa phải
trong ấm trà giúp giữ nhiệt độ cân bằng khi pha trà. Nhưng lưu ý rót nước để
làm nóng ấm trà cần rót đầy chén để làm nóng chén tốt hơn.
Dùng thìa gỗ lấy trà trong túi trà ra cho vừa đủ ấm, tùy vào
lượng người uống, không lấy quá nhiều hoặc quá ít nhưng cũng không lấy quá ½ thể
tích của ấm. Theo sở thích, nếu thích uống đậm có thể cho nhiều trà hơn 1 chút
so với lượng người uống còn muốn uống trà nhạt có thể cho ít hơn.
Tiếp đến rót nước sôi mới nấu xong và đã cho ra phích hoặc để
nguội 1 tý cho nhiệt độ xuống tầm 90 độ vào ấm trà và ngập trà. Sau đó, nhanh
tay lắc nhẹ và đổ lớp nước này ra ngoài. Sau đó, tiếp tục rót nước sôi vào ấm
trà, hãm trà tầm 1 phút rồi rót hết nước ra một chuyên trà để cạnh đó. Mục đích
của việc này là để trà trong ấm được rót ra cốc với chất lượng trà trong từng cốc
trà là ngang nhau và hương vị như nhau vì thường trà ở cuối ấm thường đậm hơn
trà ở trên ấm.
Rót trà ra chuyên trà cũng vừa có tác dụng giảm bớt nhiệt độ
nước xuống cho vừa với người uống vừa để gạn lại các sợi trà còn sót lại trong ấm
trà. Rót trà từ chuyên trà ra cốc theo trình tự.
Nếu không có chuyên trà thì chủ nhân có thể rót 1/3 chén trà
rồi quay lại rót thêm 1 vòng nữa để tránh trường hợp trà lúc đậm, lúc nhạt. Bên chén trà ngon, bạn có thể thỏa thích ngồi
tán gẫu cùng bạn bè đồng nghiệp và cùng nhau thưởng thức hương vị thơm ngon của
trà sâm dứa đặc sản trà mang hương vị trà Việt.
No comments:
Post a Comment