Wednesday, March 28, 2018

TRÀ SÂM DỨA – thức uống từ thiên nhiên giải độc ngăn ngừa và trị mụn hiệu quả

TRÀ SÂM DỨA – thức uống từ thiên nhiên giải độc ngăn ngừa và trị mụn hiệu quả

Theo các chuyên gia, tình trạng mụn trên cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân có thể bao gồm nội sinh và ngoại sinh. Thông thường chúng ta trị mụn thường trị các nguyên nhân ngoại sinh như nặn mụn, dùng thuốc thoa nhưng mụn hết nhưng sau đó lại tái lại nhiều lần. Điều này chính là do chúng ta không hiểu xuất phát điểm muốn trị mụn tận gốc phải bắt đầu từ chính bên trong cơ thể. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị mụn uống trong nhưng nếu dừng uống cũng có thể tái phát lại vì đó là đều là thuốc và không phải nhu cầu của cơ thể và đa phần có tác dụng kháng viêm, giảm tiết bã nhờn. Nhưng ngược lại với những loại hình này, TRÀ SÂM DỨA, một loại trà dân gian của mảnh đất Bảo Lộc – Lâm Đồng lại có thể trị mụn nhờ lấy lại cân bằng trong cơ thể.


TRÀ SÂM DỨA với các nguyên liệu chính như: trà xanh (giàu chất EGCG, được biết đến như là một loại chất chống oxi hóa cao nhất trong tự nhiên hiện nay), trà tiên (chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên), lá dứa ( chứa chất chống oxi hóa, tăng cường thải độc, chất xơ vitamin A, C), hoa ngâu ( chứa nhiều chất oxi hóa, chống gốc tự do)… có tác dụng lớn trong việc đào thải độc tố, lọc máu, tăng đào thải chất độc qua đường tiểu tiện, đưa lại cân bằng trong cơ thể.


Lá dứa trong  TRÀ SÂM DỨA  tính ngọt, mát. Trong  đông y, lá dứa thành phần tạo nên mùi hương chính của TRÀ SÂM DỨA có tác dụng trị các bệnh do nhiệt như mụn, nhọt.
Trà tiên có tác dụng kháng viêm rất mạnh nhờ các flavonoid ngăn chặn quá trình viêm trong ổ mụn, giảm sưng đau, ngăn ngừa mụn ẩn dưới da. Tác dụng oxy hóa hạn chế quá trình bùng phát viêm nhiễm là một tác dụng thấy rõ của các thành phần nguồn gốc thảo mộc trong TRÀ SÂM DỨA.
Tâm lý của người bị mụn thường mong muốn điều trị nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta thường tìm đến những liệu pháp trị mụn hóa học nhanh chóng nhưng đối với những loại thảo dược như TRÀ SÂM DỨA phải đòi hỏi một quá trình lâu dài và tính kiên nhẫn tỉ mỉ. TRÀ SÂM DỨA với các loại thảo dược giúp điều hòa cơ thể dần dần và có thể mất nhiều tháng để có được làn da đẹp trở lại. Tuy nhiên, nếu khi làn da đã được cải thiện thì nó sẽ duy trì được lâu.
Hãy tập cho mình thói quen uống TRÀ SÂM DỨA. Mỗi sáng thức dậy, hãy nghĩ đến thức uống TRÀ SÂM DỨA. Hãy uống 1 ngày ít nhất 8 ly trà sâm dứa để duy trì sức khỏe và bảo vệ làn da. 

TRÀ SÂM DỨA - thức uống giảm cân hiệu quả cho chị em

TRÀ SÂM DỨA - thức uống giảm cân hiệu quả cho chị em

Ngày càng nhiều món ăn ngon với nhiều cách chế biến sẵn với hàm lượng chất béo bão hòa cao, được trang trí đẹp mắt và tính tiện dụng khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Một chế độ ăn giàu năng lượng với nguồn gốc cụ thể là thịt, mỡ động vật cộng với một chế độ lười vận động khiến lượng năng lượng hấp thụ vào và tiêu hao đi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì. Áp lực công việc cộng với công việc nhà bận rộn khiến người phụ nữ rơi vào trạng thái ăn uống quá mức. Sự mất cân bằng này cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng béo phì. Ngoài ra, sự rối loạn nội tiết tố khiến dễ xẩy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường bột, rối loạn mỡ máu gây nên tình trạng béo phì ở phụ nữ.



Béo phì có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng để hạn chế cũng như lấy lại vóc dáng mảnh mai cho người phụ nữ không phải là đơn giản. Bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn sỡ hữu một vóc dáng eo thon, mảnh mai và đẹp đẽ. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến nhiều người không thể đạt được điều này. Nó có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Những nghiên cứu mới đây cho biết, hấp thụ một lượng thảo mộc với hàm lượng chất chống oxi hóa cao nhất định có thể giúp bạn đốt cháy lượng mỡ thừa và đẩy nhanh tiến độ giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Không chỉ giảm cân còn giúp cơ thể chống lão hóa cực kì tốt, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cũng như vẻ đẹp của làn da.
Hiện nay có sản phẩm TRÀ SÂM DỨA là một trong những loại trà thảo mộc chứa nguyên liệu chính là trà xanh và một số thảo mộc truyền thống giàu chất oxi hóa có thể hỗ trợ giúp chị em giảm béo rất tốt.
Những thành phần như: trà xanh, hoa nhài, lá dứa, trà tiên, hoa ngâu và hoa sói trong TRÀ SÂM DỨA tạo ra lớp men giúp lót phần trong của dạ dày. Đó chính là một lớp bảo vệ cho dạ dày không bị tổn thương trong khi ăn. Ngăn chặn và thanh lọc lượng mỡ thừa trong máu, gan chính là một trong những tác dụng chính của TRÀ SÂM DỨA. Chính vì vậy, nếu rèn luyện được thói quen uống trà sâm dứa này mỗi sáng hoặc sau khi ăn tối 30 phút rất tốt cho cơ thể.


Đặc biệt, đối với người béo phì, trà sâm dứa với hàm lượng chất xơ cao ngăn cảm giác thèm ăn, một trong những yếu tố cân bằng lượng kcal hấp thụ và tiêu hao giúp cân bằng trọng lượng của cơ thể. Những vitamin A, C và các khoáng chất như Canxi, kali giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân rất tốt chính là thành phần chính của trà sâm dứa. Những thành phần trong lá trà, lá dứa có thể giúp đốt cháy và ngăn hình thành mỡ thừa và hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Vì vậy, muốn làm đẹp, quản lý cân nặng với chi phí hiệu quả và an toàn nhất, các chị em hãy tích cực dùng TRÀ SÂM DỨA. Trà sâm dứa sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bạn uống sau bữa tối, bạn nên rèn luyện thói quen uống 50ml sau bữa tối 30 phút. Chỉ cần kiên trì uống TRÀ SÂM DỨA từ 2 – 3 tháng bạn sẽ thấy thân hình thon, gọn và làn da đẹp rạng rỡ hẳn lên.



Sunday, March 25, 2018

TRÀ SÂM DỨA – bí quyết ướp trà hương hoa và thảo mộc

Chỉ những người trong ngành trà, trực tiếp chế biến nên TRÀ SÂM DỨA mới phần nào hiểu được nổi niềm của người làm trà, yêu cái nghề mà nghề thì gắn với nghiệp với những con người tảo tần sớm hôm ở mảnh đất Bảo Lộc – Lâm Đồng. Trong chế biến TRÀ SÂM DỨA có lẽ khó nhất vẫn là khâu ướp hương trà. Vì đây là loại trà có đến 5 loại thảo mộc cùng với trà nên ướp hương phải rất kì công mới có thể giữ trọn hương vị của từng loại thảo mộc để chúng không lấn át mà bổ sung, hỗ trợ nhau tạo thành một hương vị tổng hợp hài hòa nhưng cũng rất cuốn hút.
Dựa theo cách ướp có thể chia ướp trà thành 4 giai đoạn khác nhau bao gồm:
Ướp hương trước khi hái trà
- Ướp hương lúc hái trà
- Ướp hương trong quá trình chế biến trà.
- Ướp hương sau khi đã chế biến xong
Trà vốn là loại sản phẩm hấp thụ hương thơm rất tốt. Để có một món TRÀ SÂM DỨA đúng chuẩn phải lựa chọn loại trà. Khác với các loại trà ướp hoa sen lựa chọn trà cao cấp của Tân Cương để ướp hoa thì trà sâm dứa chỉ chọn những loại chè trà trung du Thái Nguyên để ướp hoa. Trà này có đặc điểm là đậm, chát và hương trà rất ít. Các loại hoa được lựa chọn để ướp cùng trà cũng rất đa dạng bao gồm: hoa nhài, hoa sói, hoa ngâu, lá dứa… Nhưng khác với ở nơi khác chỉ chọn 1 loại hoa nhất định thì ở Bảo Lộc người nghệ nhân ướp hỗn hợp nhiều loài hoa và cả thảo mộc. Điều này sẽ khiến trà uống không những lưu hương thơm lâu mà còn khiến người uống đỡ xuốt ruột.



Trong trà sâm dứa thì hương chính được lựa chọn chính là hương lá dứa, hương nền chính là hương trà tiên và hoa nhài. Trong trà sâm dứa thì trà và hoa sẽ được ướp theo tỉ lệ nhất định mà chỉ có người nghệ nhân mới có thể biết được nhưng thường là 1 lớp trà một lớp hoa. Thời gian ủ trà phụ thuộc vào loài hoa. Nếu như hoa nhài nở tầm 4 tiếng thì hết hương nên sau khi hoa lài vừa chín khoảng 4 – 5 h chiều thì ngay lập tức thu hoạch, sau đó hoa sẽ nở tầm từ 8 -9 h tối. Sau khi sơ chế, lựa chọn những nụ hoa đẹp nhất thì đến 8 -9 hương hoa mạnh nhất thì bắt đầu ướp trà. Cứ rắc một lớp trà rồi một lớp hoa. Trong vòng 24 tiếng thì trà đã ngậm hết hương thơm của hoa thì sang lại loại bỏ hoa và cho ra trà đã được ướp hương hoa lài. Tương tự như vậy, hoa sói là 12 tiếng…. Sau khi trà được ướp hương có thể đem đi sào lại để giữ nguyên hương vị.

Hoa nhài trong TRÀ SÂM LÁ DỨA - dịu dàng hương vị khó quên

Hoa nhài từ lâu đã được người dân nước ta sử dụng để ướp vào trà tạo hương thơm, từ đó sản sinh ra trà hoa nhài đâu đâu cũng có, là món trà tủ của biết bao nhiêu người yêu trà. Bên cạnh công dụng tạo hương thơm cho trà thì hoa nhài còn là một dược liệu quí, thành phần của nhiều bài thuốc. Nếu uống nước trà hoa nhài thường xuyên trong ngày có thể phòng chống bệnh tật. Ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, xứ sở trà hương cũng có một món trà đó là TRÀ SÂM DỨA có thành phần chính là hoa nhài. Đây là một loại trà chứa nhiều loại thảo mộc, là một nét bứt phá độc đáo so với trà nhài thông thường.
Hoa nhài trong trà có mang lại nhiều công dụng và được các cung tần mỹ nữ thời xưa sử dụng nhằm duy trì sắc đẹp mặn mà, sức khỏe dẻo dai, tinh thần thư thái. 


1.   Trà có hoa nhài giúp thanh nhiệt, giải độc:
Trong hoa nhài có chứa khá nhiều tinh dầu, chất tái tạo tế bào, khi được hấp thụ vào cơ thể, gần như là một dạng nước uống detox có tác dụng đào thải độc tố, rửa sạch đường ruột và tống khứ cặn bẩn ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khi nước trà vào trong gan có tác dụng hỗ trợ gan thải độc hoặc đào thải các cặn lắng đọng trong thận. Giúp 2 cơ quan này hoạt động tốt hơn từ đó chất lượng máu được lọc qua 2 bộ phận này được tốt hơn và nhiều dưỡng chất hơn đi nuôi cơ thể. 



2. Chống oxy hóa – ngăn ngừa ung thư:
Trong hoa nhài nói riêng và các loại trà hoa nhài chứ rất nhiều chất chống oxi hóa tự nhiên. Các thành phần này có nhiều trong hương hoa, bông hoa nhài ngoài ra kết hợp với các chất chống oxi hóa trong trà xanh, hoa ngâu, hoa sói, lá dứa và trà tiên của TRÀ SÂM DỨA, tăng rất nhiều hiệu quả của các chất này, để chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật trong cơ thể. Hiện tại, điều kiện sống ở nước ta đang ở mức thấp, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, thực phẩm bẩn chính là nguyên nhân gây nên nhiều gốc tự do xâm nhập vào cơ thể. Lâu dần sẽ gây ra rất nhiều bệnh mạn tính, như tim mạch, tiểu đường, huyết áp và nguy hiểm nhất là ung thư. Nếu sử dụng nước trà có thành phần thảo mộc thay cho nước uống sẽ cung cấp cho cơ thể một hàm lượng chất chống oxi hóa, sẽ phần nào đẩy lùi các gốc tự do này.


3. An thần:
Các loại tinh dầu chứa trong hoa nhài có tác dụng làm giảm căng thẳng, dễ ngủ cho người sử dụng. Trong hoa nhài có chứa tinh dầu etheric sẽ tăng cường phát huy năng lượng trong cơ thể. Ngoài ra nhiều hợp chất có trong hoa nhài như jasmon, indole… giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn, cải thiện sức khỏe, giúp người dùng giải tỏa căng thẳng và stress lâu ngày đề phòng mất ngủ và các bệnh liên quan đến giấc ngủ.
4. Tăng cường hệ tiêu hóa:
Trà hoa nhài có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể vì hoa nhài có những chất kháng khuẩn tự nhiên hỗ trợ tốt cho bộ máy tiêu hóa. Nên người uống trà nhài thường xuyên thường ít khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm hơn. Nhiều người tin rằng, súc miệng với trà hoa nhài có thể ngăn ngừa bệnh tật, và uống trà hoa nhài hỗ trợ rất tốt cho các vấn đề như đại tràng hoặc táo bón.

Tác dụng LÁ DỨA trong TRÀ SÂM DỨA không phải ai cũng biết

Nghĩ đến LÁ DỨA hay còn gọi là lá cơm nếp, lá thơm, cây nếp thơm chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đây là một loại cây gia vị hay được dùng phổ biến để chế biến thực phẩm. Những tín đồ mê ẩm thực sẽ biết đến lá dứa qua các món ăn truyền thống như bánh chưng (tạo màu xanh đặc trưng của bánh chưng) hay tạo màu, mùi thơm trong các món chè cổ truyền, làm xiro hay màu sắc cho món thạch, làm kem, làm bánh ngọt…  thì lá dứa đều được sử dụng để tạo một hương vị tự nhiên, lành tính nhưng màu sắc bắt mắt cho món ăn. Không chỉ người Việt mà cư dân ở khu vực khác của châu Á cũng dùng lá dứa để chế biến trong thực phẩm.


Tuy vậy, lá dứa làm nguyên liệu để làm thức uống thì ít người biết đến. Tuy nhiên, trong món TRÀ SÂM DỨA một trong những món trà ướp hương hoa đặc trưng của xứ trà Bảo Lộc – Lâm Đồng có sử dụng nguyên liệu lá dứa phơi khô làm thành phần chính mang lại rất nhiều lợi ích cho người thưởng trà.
Lá dứa phơi khô có mùi đặc trưng của lá dứa, phơi càng lâu thì độ thơm càng đậm. Tuy nhiên, trong quá trình phơi để giữ được mùi thơm lâu thì người chế biến thường phơi trong bóng râm để lá dứa còn có màu xanh của diệp lục. Khi pha trà sâm dứa thì mùi thơm dịu của lá dứa sẽ làm cho người uống cảm thấy dễ chịu ngoài ra một phần màu xanh của trà là màu của lá dứa. Lá dứa nhất là lá dứa phơi khô hãm trong trà được sử dụng uống hàng ngày có rất nhiều công dụng. Theo các nhà khoa học, công dụng nổi bật nhất phải kể đến là hạ đường huyết cho những người tiểu đường loại 2. Khi sử dụng trà lá dứa uống hàng ngày, lượng đường huyết trong máu giảm đáng kể. Dùng trà lá dứa pha nước tầm 2 lít đủ lượng vừa hợp khẩu vị thay thế nước sôi uống hàng ngày và trước các bữa ăn chừng 25 phút có tác dụng thanh nhiệt, giải độc điều hòa cơ thể rất tốt.



Ngoài ra, các hợp chất của lá dứa trong trà sâm dứa nếu tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày có tác dụng loại bỏ cảm giác lo lắng căng thẳng vì hàm lượng tinh dầu lá dứa trong nước trà khá lớn sẽ tác dụng lên các tế bào thần kinh, tạo sự thoải mái và làm dịu sự căng thẳng. Đó chính là công dụng của các hợp chất tannin có trong lá dứa.
Nước lá dứa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm các cơn đau khớp. Ngoài ra, lá dứa còn có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích các enzim tiết ra trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tăng cảm giác thèm ăn. Uống nước lá dứa hàng ngày như một dạng nước detox có thể giúp lấy lại sự cân bằng trong cơ thể và loại trừ một phần nào mỡ trong máu, trong thành mạch và trong gan, giúp hạ huyết áp ở những người tăng huyết áp.



Chính vì những công dụng tuyệt vời như vậy, nên ngày này càng nhiều người có thói quen sử dụng lá dứa phơi khô làm trà pha nước uống hoặc sử dụng các loại trà có thành phần lá dứa như TRÀ SÂM DỨA trong đời sống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và người nhà.

Khám phá những nguyên liệu làm nên TRÀ SÂM DỨA

TRÀ SÂM DỨA là một sáng tạo độc đáo của người dân xứ trà Bảo Lộc – Lâm Đồng. Đó là sự kết hợp độc đáo của hương trà với những hương vị độc đáo của thảo mộc như hoa nhài, hoa sói, lá dứa, trà tiên, hoa ngâu tạo nên một sự kết hợp cân bằng với cơ thể nhưng có hương vị rất khó quên. Mỗi vị ở trong trà sâm dứa đều có tác dụng khác nhau nhưng bổ trợ rất tốt cho nhau trong việc điều hòa cơ thể người uống trà.
1.       CHÈ XANH:
Để có trà ngon thì người làm trà chỉ chọn những búp trà loại “ một tôm hai lá” và hái nhanh tay, nhẹ nhàng không để búp nhàu nát. Nếu hái nhiều lá già thì chỉ cần 3kg búp chè tươi lợi nhuận tăng lên nhưng chất lượng chè giảm xuống. Để tạo nên một trà ngon trong TRÀ SÂM DỨA thì búp trà phải đạt tiêu chuẩn như búp chè xanh, nguyên vẹn, cánh chè khô cong và nhỏ nhắn. TRÀ không vụn nát, bóp nhẹ có độ giòn nhất định, để đảm bảo chè mới thì màu trà thành phẩm phải là màu đen xanh, không có đốm trắng xuất hiện. Khi đưa búp trà lên ngửi có mùi thơm ngát, vị mát. Búp chè sau khi thu hoạch để làm chậm quá trình oxi hóa thì ngay sau khi búp được hái xuống thì đã được đem đi làm héo có thể thủ công là phơi sương hoặc xào bằng nồi hoặc hấp bằng máy. Nhiệt độ cao sẽ hạn chế quá trình phân hủy hợp chất trong chè sau đó tiến tới quá trình sấy để cho ra thành phẩm.


2.       LÁ DỨA:
Lá dứa từ xa xưa được người dân sử dụng để tạo hương thơm cho món ăn như cho vào xôi, làm bánh chưng, làm bánh… nhưng đến nay dùng lá dứa phơi khô để làm một thành phần của trà chính là một sáng tạo độc đáo của người Bảo Lộc. Lá dứa phơi khô trong Đông Y còn là một phương thuốc có nhiều tác dụng như để lợi sữa, tăng cường sức khỏe cho sản phụ, an thần, chữa đau đầu, mất ngủ, tạo cảm giác ngon miệng, kích thích ăn uống, điều trị đau nhức xương khớp, điều trị tăng huyết áp và cảm giác lo lắng, điều trị cho người thần kinh yếu… Nếu uống hàng ngày rất tốt cho quá trình thanh nhiệt, giải độc.



3.       TRÀ TIÊN:
Trà tiên hay còn gọi là húng lông thường được ăn sống trong các món ăn hàng ngày nhưng nếu phơi khô làm nước uống còn có nhiều công dụng tuyệt vời hơn. Tinh dầu trong trà tiên có tác dụng thanh mát, tạo cảm giác sảng khoái, thư giãn. Toàn thân trà tiên có hàm lượng tinh dầu từ 2 – 3% có nơi lên đến 5% tạo ra mùi thơm , có tính ấm, có tác dụng giải độc, thông huyết, giải độc, dùng thường xuyên có thể nâng cao sức đề kháng, giảm căng thẳng trong cơ thể.


4.       HOA NHÀI:
Hoa nhài là một loài hoa quen thuộc trong đời sống dân gian, nó thường được trồng để làm cây cảnh, hoa nở có mùi thơm đặc trưng. Hoa nhài với hương thơm dịu mát đặc trưng có nhiều công dụng như chữa mất ngủ, huyết áp cao, tiêu chảy, nhức đầu kinh niên, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, nhức mỏi xương khớp. Pha hoa nhài vào trà uống thường xuyên có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sẩy, mụn nhọn, điều hòa cân bằng trong cơ thể rất tốt.


5.       HOA NGÂU:


Cũng giống như hoa nhài, hoa ngâu có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều có tác dụng rất tốt. Hoa ngâu ướp cùng trà không chỉ là thức uống tăng cường thêm hương vị của trà mà còn là một vị thuốc cân bằng rất tốt cho cơ thể. Hoa ngâu có vị ngọt, hơi cay, giúp thư giãn, làm sạch phổi, giúp giải rượu, giải độc gan, tỉnh táo đầu óc và điều hòa cơ thể rất tốt.

Những vị thảo mộc cùng với búp trà đặc trưng của Bảo Lộc đã trở thành một món trà thượng hạng là TRÀ SÂM DỨA. Không chỉ là thức uống đơn thuần mà cùng nhau hòa quyện tạo nên một món thức uống có một không hai mà ai uống một lần là nhớ mãi không quên hương vị ấy.

Uống một ly TRÀ SÂM DỨA mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nếu ở phía Bắc có trà Thái Nguyên với đặc điểm nổi bật là trà Tân Cương với vị chát đặc trưng thì ở miền Nam có TRÀ SÂM DỨA hay còn gọi là trà ướp hương hoa vì thành phần của trà có nhiều loại thảo mộc. Chính vì vậy, hương trà cũng ngọt và chát xen kẽ nhau tạo ra sự độc đáo cho một loại trà mà nơi đây mới có được. TRÀ SÂM DỨA nguyên liệu chính là trà, lá dứa, hoa ngâu, hoa nhài, hoa sói, trà tiên, đều là những vị thảo mộc, trong đông y có tác dụng mát gan giải độc nên uống vào không chỉ đơn thuần là một loại trà mà còn là một vị thuốc.
Nếu ai đã từng thưởng thức TRÀ SÂM DỨA thì sẽ nhớ mãi hương vị không quên của món trà này và nếu có được thói quen uống dù chỉ một cốc trà mỗi sáng thôi thì sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho cơ thể. 



1. Mát gan, giải độc:
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, nó thực hiện hàng ngàn nhiệm vụ khác nhau mỗi ngày. Gan thường được ví như nhà máy chuyển hóa hợp chất của cơ thể, là nơi diễn ra mọi quá trình lọc bỏ tạp chất của máu để có một lượng máu giồi giào dinh dưỡng và không có tạp chất đi nuôi cơ thể. Sự chuyển hóa các chất khi chúng ta ăn vào qua thức ăn, nước uống và không khí chúng ta hít vào đều ở gan. Ở đây sẽ chuyển hóa các chất như đạm, đường, chất béo…  một phần dự trữ trong gan, một phần theo máu đi nuôi cơ thể. Gan còn là nơi chống độc và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể… Khi uống thường xuyên TRÀ SÂM DỨA các thành phần chống oxi hóa trong TRÀ SÂM DỨA như  EGCG trong trà xanh, một loạt hợp chất như polyphenol, flavonoid, quercetin, acid cafeo, acid rosmarimic… có trong trà tiên, hoa ngâu hoặc lá dứa… cộng với những tinh dầu tiết ra trong quá trình pha trà này sẽ củng cố hoạt động của tế bào gan nên uống trà sâm dứa thường xuyên có tác dụng mát gan và thanh nhiệt.


2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Để cơ thể hấp thụ tốt hơn tất cả những dinh dưỡng quan trọng thì hệ tiêu hóa cần phải khỏe mạnh. Uống trà sâm dứa thường xuyên giúp đào thải tạp chất qua đường nước tiểu cũng như tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể, hòa loãng môi trường trong tế bào khiến cho các phản ứng sinh hóa diễn ra nhanh hơn nên ngăn chặn các hiện tượng như táo bón hoặc viêm đại tràng.

3. Duy trì sức khỏe của thận:
Hai quả thận trong cơ thể là cơ quan thứ 2 sau gan có chức năng lọc bỏ cặn bỏ và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Cơ quan này đòi hỏi rất nhiều nước và đặc biệt là nước có nhiều chất chống oxi hóa như TRÀ SÂM DỨA lại càng tốt để thận thực hiện những chức năng cần thiết. Khi uống nhiều nước thì khi nước đi qua thận sẽ giúp hòa loãng và tống khứ đi những tạp chất như các loại muối hữu cơ và vô cơ lắng cặn ở trong thận và đồng thời những hợp chất tốt ở trong nước trà sẽ được giữ ở lại để nuôi dưỡng các tế bào thận hoạt động tốt hơn, làm giảm gánh nặng cho thận.

4. Phòng chống ung thư:
Khác với các loại trà thông thường chỉ chứa thành phần chống oxi hóa trong trà xanh thì trong trà sâm dứa, hoạt chất này lại được tăng cường lên gấp nhiều lần nhờ sự bổ sung từ các thành phần khác ngoài trà xanh như hoa sói, trà tiên, hoa ngâu, hoa nhài. Những loại thảo mộc này, mỗi loại lại chứa những chất oxi hóa khác nhau và kết hợp với nhau tạo nên một sự cân bằng, khi vào bên trong cơ thể sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phòng chống các gốc tự do. Gốc tự do luôn tồn tại bên trong mỗi cơ thể của chúng ta do chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố đôc hại từ bên ngoài môi trường như khói bụi, xăng xe, hóa chất thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… ở trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Nếu uống nước trà sâm dứa hàng ngày sẽ có những chất chống oxi hóa này vào bên trong cơ thể sẽ trung hóa các gốc tự do, một trong những nguyên nhân gây ra ung thư.

Wednesday, March 21, 2018

Nguồn gốc TRÀ SÂM DỨA – câu chuyện ra đời một loại trà độc đáo

Việt Nam đất nước ta có 4 vùng nguyên liệu trà chính đó là: Trà Thái Nguyên, trà Tây Bắc, trà Bảo Lộc, trà Hà Nội. Ở đâu cũng có những món trà ngon và mang nhiều đặc sắc riêng của vùng đất đó. Đặc biệt phải kể đến vựa trà ở miền Nam là trà Bảo Lộc. Thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đất này thuận lợi cho phát triển cây trà và trở thành quê hương cây trà Việt Nam với đặc trưng là những món trà ướp hoa rất độc đáo như trà lài, trà sâm dứa, trà Sen và trà ô long chất lượng cao.


Đến với vùng Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 110km với 3 dạng địa hình chính là núi cao, đồi và thung lũng với đất chính là đỏ bazan, nhiệt độ tương đối thấp nên phù hợp với cây chè. Bảo Lộc có vẻ đẹp đặc trưng xanh mướt của những nương chè xanh tít tắp thu hút khách bốn phương. Đi dọc các con đường đất đỏ, ghé vào bất kì một quán nước nào, du khách cũng sẽ dễ dàng thưởng thức thức uống làm từ trà sâm dứa. Đây là loại thức uống dân dã, không yêu cầu cao với người thưởng trà và nguyên liệu chính là từ trà Bảo Lộc và các loại hoa như hoa lài, hoa ngâu, lá trà tiên, lá dứa tạo nên một loại trà dưỡng sinh, mang tính cân bằng âm dương. Người sáng tạo đầu tiên để cho ra đời trà sâm dứa là cụ bà Đỗ Thị Ngọc Sâm. Sự ra đời món trà này cũng được coi như là cái duyên của bà với những người bạn. Cụ Sâm năm nay đã hơn 90 tuổi, cụ ở trong một gia đình và sinh sống ở một mảnh đất có truyền thống trà tư lâu đời là Bảo Lộc nên đã có máu yêu trà từ khi còn nhỏ.



Lúc còn ở tuổi thiếu nữ, cụ đã nghĩ ra kết hợp giữa món trà và các loại hoa để tạo ra một món trà độc đáo hơn. Từ những ngày đầu bán trà khó khăn và đầy vất vả, cô thiếu nữ phải chạy hàng rong và nhận được những lời chê của khách hàng là trà đắng, không có hương vị khiến cô rất day dứt. Đầu tiên, cô thử ướp trà với hoa tường vi nhưng hoa tường vi ướp vào trà rất dễ bị mối mọt và không giữ được lâu. Nên cô đã thử sang loài hoa thứ 2 là hoa Sói. Đây là một loài hoa có nguồn gốc từ ngoài Bắc và nghe một người bạn của bà nói rằng, ở ngoài đó, người ta rất hay ướp loài hoa này.
Hoa Sói ở đất Lâm Đồng rất nhiều vì người dân lúc đó trồng tự do, thế là sự kết hợp nguyên liệu của trà sâm dứa bắt đầu từ đây. Để làm giàu thêm hương vị của trà sâm dứa, bà đã cho thêm nhiều nguyên liệu khác cũng đặc sắc không kém như hoa lài, hoa ngâu nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên có 1 người cho lá dứa vào kết hợp với trà. Và quả thực đây là một sự kết hợp có hiệu quả và đầy tính sáng tạo. Hương vị của trà thơm hơn gấp bội và có tác dụng dưỡng thần, tinh thần sảng khoái, xả stress. Hương của lá dứa có mùi thơm nhẹ vừa phải.

Trà sâm dứa với sự ra đời từ ý tưởng của một người con gái xứ chè đã mang đến một món trà độc đáo cho người dân không chỉ Bảo Lộc mà còn khắp cả nước, để dù chỉ một lần thử món trà này là người thưởng thức là muốn mua ngay về làm quà cho người thân và gia đình vì hương vị trà vô cùng đặc biệt.

Cách pha trà SÂM DỨA chuẩn của dân sành trà

Nếu như trà đạo của Nhật Bản hoặc Trung Quốc đặt nặng vấn đề kĩ thuật pha trà và phát triển chúng thành một môn nghệ thuật gọi là nghệ thuật pha trà thì ở Việt Nam, cách pha trà và thưởng trà có phần đơn giản và dân giã hơn. Nhiều loại trà ở Việt Nam vì vậy không chỉ là trà mà gần như là một loại thức uống giải nhiệt một vị thuốc trong đời sống hàng ngày. Phần lớn người uống trà thưởng thức trà theo một cách phổ biến và dân giã hơn nhiều. Đó là chỉ cần trà, ấm sứ hoặc ấm inox, nước sôi và chế trà, ủ trà và cho ra cốc và thưởng trà, rất nhanh và đơn giản. Tuy nhiên để có được một ấm trà ngon, vậy pha trà như thế nào cho đúng cách của người hiểu về trà thì trà khách nên chú ý những điểm sau đây:
-Tùy theo loại trà khác nhau mà cách pha khác nhau nên đọc kĩ phần hướng dẫn sử dụng trên mỗi gói trà
-Nước pha trà nên lấy nước khoáng hoặc nước lọc qua những máy lọc giữ nguyên khoáng chất không nên lấy trực tiếp từ vòi vì sẽ bị nhiễm clo.
-Nên chọn những ấm pha trà chuyên dụng như ấm sứ, ấm sành ấm đất nung.
-Nhiệt độ nước pha trà thích hợp tầm 80 đến 90 độ là vừa không để quá nóng trà sẽ bị lịt và nước trà đỏ mà không xanh do những chất trong lá trà bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước quá cao.
Khâu đầu tiên trong quá trình pha trà, bạn nên làm sạch ấm trà bằng cách lấy nước sôi tráng qua cả phần lòng bên trong và cả nắp và bên ngoài. Dùng nước sôi dội qua ấm trà và cả tách trà. Để làm nóng chén và cốc trà thường tầm cần ½ ấm nước sôi. Sau đó dốc ấm trà lên và để ráo tầm vài phút. Động tác này không chỉ làm sạch ấm trà mà còn có tác dụng giữ nhiệt độ ấm vừa phải trong ấm trà giúp giữ nhiệt độ cân bằng khi pha trà. Nhưng lưu ý rót nước để làm nóng ấm trà cần rót đầy chén để làm nóng chén tốt hơn.



Dùng thìa gỗ lấy trà trong túi trà ra cho vừa đủ ấm, tùy vào lượng người uống, không lấy quá nhiều hoặc quá ít nhưng cũng không lấy quá ½ thể tích của ấm. Theo sở thích, nếu thích uống đậm có thể cho nhiều trà hơn 1 chút so với lượng người uống còn muốn uống trà nhạt có thể cho ít hơn.
Tiếp đến rót nước sôi mới nấu xong và đã cho ra phích hoặc để nguội 1 tý cho nhiệt độ xuống tầm 90 độ vào ấm trà và ngập trà. Sau đó, nhanh tay lắc nhẹ và đổ lớp nước này ra ngoài. Sau đó, tiếp tục rót nước sôi vào ấm trà, hãm trà tầm 1 phút rồi rót hết nước ra một chuyên trà để cạnh đó. Mục đích của việc này là để trà trong ấm được rót ra cốc với chất lượng trà trong từng cốc trà là ngang nhau và hương vị như nhau vì thường trà ở cuối ấm thường đậm hơn trà ở trên ấm.
Rót trà ra chuyên trà cũng vừa có tác dụng giảm bớt nhiệt độ nước xuống cho vừa với người uống vừa để gạn lại các sợi trà còn sót lại trong ấm trà. Rót trà từ chuyên trà ra cốc theo trình tự.

Nếu không có chuyên trà thì chủ nhân có thể rót 1/3 chén trà rồi quay lại rót thêm 1 vòng nữa để tránh trường hợp trà lúc đậm, lúc nhạt.  Bên chén trà ngon, bạn có thể thỏa thích ngồi tán gẫu cùng bạn bè đồng nghiệp và cùng nhau thưởng thức hương vị thơm ngon của trà sâm dứa đặc sản trà mang hương vị trà Việt.